NHIỆT ĐIỆN CAO NGẠN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
NHIỆT ĐIỆN CAO NGẠN

Tổng công ty Điện lực - TKV ( Vinacomin-Power )

THÀNH VIÊN MỚI CÓ QUYỀN GỬI BÀI & ĐƯỢC HƯỞNG CÁC ĐIỀU KHOẢN TỪ BQT
Affiliates
Latest topics
» GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY NHIỆT ĐIỆN CAO NGẠN – VINACOMIN
Quy trình chức danh nhiệm vụ – Phân xưởng Điện – Tự động hoá    I_icon_minitime7/5/2014, 9:13 am by Admin

» CLB BÓNG ĐÁ SÂN CÓ NĐCN
Quy trình chức danh nhiệm vụ – Phân xưởng Điện – Tự động hoá    I_icon_minitime7/7/2013, 9:22 am by MrTran

» BỘ LUẬT LAO ĐỘNG NƯỚC CHXHCNVN
Quy trình chức danh nhiệm vụ – Phân xưởng Điện – Tự động hoá    I_icon_minitime5/12/2012, 8:02 pm by Admin

» Công ty cổ phần Vật liệu không nung ATK Thái Nguyên
Quy trình chức danh nhiệm vụ – Phân xưởng Điện – Tự động hoá    I_icon_minitime18/9/2012, 12:46 am by Admin

» QUY CHẾ FCUL-VH
Quy trình chức danh nhiệm vụ – Phân xưởng Điện – Tự động hoá    I_icon_minitime10/8/2012, 12:31 am by o7o7

» THỂ LỆ GIẢI AOE GIAO HƯU Px VH Lần II
Quy trình chức danh nhiệm vụ – Phân xưởng Điện – Tự động hoá    I_icon_minitime24/2/2012, 6:08 am by o7o7

» QUY CHẾ THĂM HỎI Px: VH CNPC 2012
Quy trình chức danh nhiệm vụ – Phân xưởng Điện – Tự động hoá    I_icon_minitime23/2/2012, 5:08 am by MrTran

» Tuyển người làm thay ca 3 tháng 11/2011
Quy trình chức danh nhiệm vụ – Phân xưởng Điện – Tự động hoá    I_icon_minitime30/10/2011, 8:24 pm by MrTran

» DANH SÁCH CBCNV Cong Ty
Quy trình chức danh nhiệm vụ – Phân xưởng Điện – Tự động hoá    I_icon_minitime28/10/2011, 4:45 pm by o7o7

Affiliates

You are not connected. Please login or register

Quy trình chức danh nhiệm vụ – Phân xưởng Điện – Tự động hoá

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

o7o7


o7o7
o7o7

Laughing
Phần 2

chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
các chức danh Bộ phận trực tiếp sản xuất PX VH
A - quy định chung về Chế độ giao nhận ca

1. Những quy định khi nhận ca.
Điều 69: Nhân viên đi ca theo lịch do Phó Giám đốc kỹ thuật vận hành phê duyệt. Nhân viên chỉ được phép đổi ca khi được sự đồng ý của Quản đốc hoặc Phó quản đốc Phân xưởng. Cấm đi hai ca liên tục (16 giờ) hoặc đi hai ca có khoảng cách nghỉ dưới 8 giờ (trừ trường hợp đặc biệt được người sử dụng lao động yêu cầu).
Điều 70: Nhân viên đi ca có nhiệm vụ chuẩn bị tốt về tinh thần và sức khoẻ trước lúc nhận ca để có thể điều hành chính xác các dây chuyền sản xuất của nhà máy. Nhân viên đi ca cần phải có mặt trước khi nhận ca ít nhất 20 phút để kiểm tra tình hình vận hành của những ca trước.
Điều 71: Trước khi nhận ca người nhận ca cần phải:
1. Tìm hiểu phương thức vận hành của nhà máy.
2. Tìm hiểu, đánh giá tình trạng làm việc của các thiết bị.
3. Đọc kỹ sổ nhật ký vận hành, nghe và hỏi thêm Nhân viên ca trước (nếu cần) để nắm vững phương thức vận hành, những khiếm khuyết hoặc tình trạng không bình thường của thiết bị, những phần đã khắc phục và chưa khắc phục được.
Điều 72:
1. Sau khi đã nắm chắc toàn bộ những thông tin cần thiết người nhận ca ký vào sổ giao, nhận ca và điều hành sản xuất.
2. Người nhận ca phải kiểm tra các trang thiết bị dụng cụ, tài liệu khi tiếp nhận ca sản xuất.
2. Những quy định khi giao ca.
Điều 73: Trước khi giao ca, người giao ca phải nắm vững phương thức vận hành các thiết bị, các khiếm khuyết hoặc thay đổi phương thức vận hành trong ca, tình trạng không bình thường của thiết bị và phải ghi đầy đủ, rõ ràng vào sổ vận hành.
Điều 74:
1. Khi giao ca người giao ca phải thông báo cho người nhận ca sau biết về tình trạng trong ca, những khiếm khuyết tồn tại của thiết bị, nói rõ những phần đã khắc phục và chưa khắc phục được. Báo lại cho ca sau biết những mệnh lệnh mới của cấp trên và những lưu ý cần thiết khác.
2. Khi người nhận ca hỏi hoặc yêu cầu giải thích, người giao ca có nhiệm vụ giải đáp những thắc mắc đó và chỉ khi người nhận ca ký vào sổ nhật ký vận hành thì ngưòi giao ca mới được ký bàn giao và rời khỏi vị trí làm việc.
Điều 75:
1. Cấm giao ca cho người say rượu, bia, thần kinh rối loạn, giao ca cho người không được phân công.
2. Nếu không có người đến nhận ca, người giao ca không được phép rời khỏi vị trí sản xuất, khi đó phải báo cho cấp trên trực tiếp và Quản đốc PX điều người thay thế. Chỉ khi có người đến nhận ca và sau khi làm đầy đủ thủ tục giao nhận ca mới được phép rời khỏi vị trí sản xuất.
3. Cấm giao ca trong thời gian đang xảy ra sự cố hoặc đang thao tác thay đổi phương thức vận hành các thiết bị. Những trường hợp như vậy chỉ được phép giao nhận ca khi được Trưởng ca thông qua và sự đồng ý của Phó Giám đốc sản xuất.
4. Trước khi giao ca 30 phút người giao ca phải làm công tác vệ sinh tại vị trí công tác của mình và kiểm tra các trang thiết bị dụng cụ, tài liệu để bàn giao.
B - Trưởng kíp điện
I. Những quy định chung
Điều 76: Trưởng kíp điện là người thay mặt Quản đốc Phân xưởng chỉ huy các nhân viên dưới quyền vận hành trong ca. Đảm bảo các thiết bị điện trong dây chuyền sản xuất của nhà máy vận hành an toàn, liên tục và kinh tế.
Điều 77: Những người làm nhiệm vụ Trưởng kíp điện Công ty nhiệt điện Cao Ngạn phải là người đảm bảo sức khoẻ, tốt nghiệp chuyên ngành điện từ cao đẳng trở lên, có thời gian công tác tại nhà máy điện không ít hơn 01 năm và đã qua đào tạo kiểm tra sát hạch được Giám đốc quyết định công nhận.
Điều 78:
1. Trong quan hệ hành chính, Trưởng kíp điện chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Quản đốc Phân xưởng .
2. Trong ca vận hành, Trưởng kíp điện chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Trưởng ca. Những mệnh lệnh của Quản đốc Phân xưởng chỉ được thực hiện sau khi có sự đồng ý của Trưởng ca.
3. Trong thời gian trực ca, Trưởng kíp điện chịu sự lãnh đạo về vận hành của Trưởng ca và kỹ sư điều hành Hệ thống điện Quốc gia (A0), kỹ sư điều hành Hệ thống điện miền Bắc (A1). Các mệnh lệnh liên quan đến dây chuyền công nghệ của nhà máy, Trưởng kíp điện thực hiện theo mệnh lệnh của Trưởng ca. Với các thao tác liên quan đến lưới điện thực hiện theo lệnh của Điều độ A0, A1 thì thông qua Trưởng ca. Trong trường hợp Trưởng ca không có mặt tại phòng điều khiển trung tâm thì Trưởng kíp điện thực hiện theo mệnh lệnh của A0, A1 sau đó phải báo cáo lại Trưởng ca.
4. Vị trí làm việc thường xuyên của Trưởng kíp điện là phòng điều khiển trung tâm.
Điều 79: Trường hợp đã chuyển sang công tác khác hoặc bị đình chỉ, trước khi bố trí trở lại làm Trưởng kíp điện thì phải thực hiện theo nội quy lao động của Công ty
II. Những kiến thức bắt buộc đối với Trưởng kíp điện
Điều 80:
1. Trưởng kíp điện phải nắm vững các quy trình, quy phạm chung của Nhà nước, của ngành được quy định tại phần II khoản C, D tại trang 3, 4 của quy trình này.
2. Phải nắm vững các quyết định, kế hoạch sản xuất của Công ty có liên quan đến công tác vận hành điện và triển khai tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc.
3. Học tập và nâng cao trình độ chuyên môn.
Phải thường xuyên nâng cao trình độ hiểu biết của mình bằng cách học tập, nghiên cứu các văn bản luật, tài liệu quản lý sản xuất, quy trình, quy phạm, tài liệu kỹ thuật, những tiến bộ KHKT mới.
4. Phải có bậc an toàn từ bậc 4/5 trở lên và được định kỳ kiểm tra đạt yêu cầu.
III. Nhiệm vụ của Trưởng kíp điện
A. Những quy định khi nhận ca.
Điều 81:
Ngoài những quy định chung về chế độ nhận ca, Trưởng kíp điện còn phải thực hiện những quy định sau:
1. Kiểm tra các phiếu công tác, phiếu thao tác của ca trước.
2. Phương thức kết dây với lưới điện
3. Kiểm tra sự hoạt động của hệ thống SCADA và thông tin liên lạc.
4. Sau khi nhận ca, Trưởng kíp điện nghe các chức danh trong kíp mình báo cáo và có những mệnh lệnh hoặc nhắc nhở cần thiết cho các chức danh vận hành. Sau đó Trưởng kíp điện phải báo cáo Trưởng ca về nhân lực trong ca, phương thức vận hành các thiết bị của dây chuyền sản xuất mà mình quản lý, về khả năng thực hiện biểu đồ phụ tải trong ca.
B. Những quy định khi giao ca.
Thực hiện theo quy định chung về chế độ giao ca.
C. Những qui định trong thời gian trực ca.
Điều 82: Trong thời gian trực ca, Trưởng kíp điện là người chịu trách nhiệm về sự làm việc an toàn, liên tục và kinh tế của các thiết bị thuộc dây chuyền sản xuất. Cụ thể là:
1. Việc thực hiện điều chỉnh phụ tải vô công trong giới hạn cho phép và phối hợp với Trưởng kíp Lò – Máy thực hiện biểu đồ phụ tải hữu công.
2. Các thông số vận hành các thiết bị.
3. Sự làm việc của hệ thống điều khiển đo lường bảo vệ của các thiết bị.
4. Sự phân bố công suất tối ưu giữa các tổ máy của Nhà máy.
5. Khi thấy có khả năng ảnh hưởng đến sự làm việc không ổn định của dây chuyền, phải kịp thời xử lý nếu không xử lý được phải báo cáo cho Trưởng ca tìm biện pháp xử lý.
Điều 83:
1. Cấm Trưởng kíp điện, Trưởng ca vắng mặt cùng một lúc tại phòng điều khiển trung tâm.
2. Khi rời khỏi phòng điều khiển trung tâm, Trưởng kíp điện cần phải báo cho Trưởng ca biết chỗ mình sẽ đến và phương pháp liên lạc khi cần thiết.
Điều 84:
1. Trưởng kíp điện phải nắm chắc tình trạng thiết bị và nhắc nhở, giám sát các chức danh vận hành dưới quyền thực hiện đúng quy trình, quy phạm hiện hành.
2. Trưởng kíp điện phải kiểm tra thường xuyên sổ nhật ký vận hành và các tờ ghi các thông số của các chức danh vận hành trong ca mình, có những nhận xét, góp ý cần thiết để đảm bảo ghi chép thống nhất, trung thực và chính xác tình hình trong ca.
Điều 85:
1. Những thao tác chuyển đổi phương thức phần điện phải được thực hiện nghiêm túc theo phiếu thao tác và quy định vận hành. Sau khi thao tác xong phải ghi sổ nhật ký vận hành nguyên nhân chuyển đổi, thời gian bắt đầu và kết thúc chuyển đổi.
2. Những chương trình thí nghiệm đặc biệt và những phương thức thay đổi đặc biệt được tiến hành theo chương trình riêng đã được Phó giám đốc Nhà máy duyệt.
Điều 86: Trưởng kíp điện có nhiệm vụ tham gia duyệt các phiếu công tác và thực hiện các công việc liên quan đến an toàn điện trong phiếu công tác.
Điều 87: Trực chính điện là người hỗ trợ Trưởng kíp điện chỉ huy xử lý sự cố phần điện xảy ra trong ca. Trong thời gian xảy ra sự cố trong nhà máy điện hoặc lưới điện, Trưởng kíp điện phải có mặt tại phòng điều khiển trung tâm hoặc nơi xảy ra sự cố để xử lý (trong trường hợp thấy cần thiết phải có mặt tại điểm xảy ra sự cố) mà vẫn không ảnh hưởng đến điều hành toàn bộ hoạt động chung của dây chuyền sản xuất.
Điều 88:
1. Trưởng kíp điện phải báo cáo không chậm trễ những sự cố xảy ra trong dây chuyền cho Trưởng ca, Quản đốc Phân xưởng Vận hành điện - Tự động hoá hoặc Phó Giám đốc ngay sau khi thực hiện các biện pháp cấp bách.
2. Việc loại trừ và xử lý sự cố ở tất cả các thiết bị đều phải được thực hiện theo đúng quy trình vận hành và xử lý sự cố hiện hành.
3. Khi có những sự cố nghiêm trọng xảy ra dẫn đến hư hỏng thiết bị, ngừng các thiết bị phụ tải quan trọng hoặc nguy hiểm đến tính mạng con người. Ngay sau khi giao ca phải tham gia họp kiểm điểm rút kinh nghiệm và qui rõ trách nhiệm.
4. Trong trường hợp có xảy ra tai nạn lao động trong ca, Trưởng kíp điện phải trực tiếp xác minh tình hình, đặc điểm của tai nạn sau khi đã sơ cứu nạn nhân và bàn giao lại cho bộ phận Y tế. Sau đó phải báo cáo Trưởng ca, Giám đốc, Phó giám đốc, và lãnh đạo đơn vị có người bị nạn biết.
Điều 89: Trong thời gian trực ca, Trưởng kíp điện phải trực tiếp đi kiểm tra tại chỗ các vị trí vận hành, các thiết bị ít nhất là một lần và ghi rõ những khiếm khuyết vào sổ nhật ký vận hành.
Điều 90:
1. Trưởng kíp điện có nhiệm vụ bồi huấn các chức danh vận hành trong ca dưới quyền của mình để nâng cao kiến thức và trình độ kỹ thuật.
2. Mỗi tháng một lần, Trưởng kíp điện phải tham gia tiến hành diễn tập sự cố, cứu hoả trong toàn ca hoặc của kíp mình đang phụ trách.
3. Trưởng kíp điện phải đôn đốc các chức danh thường xuyên vận hành các thiết bị, các vị trí làm việc giữ gìn cẩn thận sổ nhật ký vận hành cũng như các tài liệu kỹ thuật khác.
4. Trưởng kíp điện phải gương mẫu về mọi mặt, động viên các chức danh vận hành trong kíp mình cùng thi đua, phấn đấu xây dựng thành kíp vận hành an toàn, hiệu quả.
Iv. Trách nhiệm của Trưởng kíp điện

Điều 91: Trưởng kíp điện phải chịu trách nhiệm về mặt hành chính, pháp lý với các vấn đề sau:
1. Không hoàn thành nhiệm vụ hoặc thực hiện không đúng chức năng nhiệm vụ của mình. Không thực hiện đúng các mệnh lệnh của cấp trên.
2. Bản thân hoặc các chức danh dưới quyền mình vi phạm hoặc không thực hiện đúng các quy trình, quy phạm hiện hành.
3. Vi phạm những điều của quy trình này, những nội quy của Công ty và kỷ luật lao động.
4. Chịu trách nhiệm toàn diện trong việc đảm bảo vận hành an toàn, liên tục và kinh tế đối với các thiết bị của hệ thống điện, đo lường - điều khiển - bảo vệ.
5. Không thực hiện đúng các mệnh lệnh của Trưởng ca, Kỹ sư điều hành A0 và A1.
V. Quyền hạn của Trưởng kíp điện

Điều 92: Trưởng kíp điện có quyền ra lệnh và yêu cầu các nhân viên vận hành dưới quyền mình phải thực hiện nghiêm chỉnh để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất trong ca.
Điều 93: Có quyền độc lập xử lý sự cố bằng mọi biện pháp nhằm khôi phục nhanh chóng chế độ làm việc bình thường của dây chuyền, phù hợp với quy trình vận hành và xử lý sự cố; Được ưu tiên sử dụng mọi phương tiện có trong Nhà máy để khắc phục sự cố.
Điều 94: Có quyền kiến nghị trực tiếp các Quản đốc Phân xưởng, Trưởng ca, các tổ sản xuất thực hiện các công việc để đảm bảo cho dây chuyền vận hành an toàn liên tục.
Điều 95:
1. Có quyền báo cáo Trưởng ca đình chỉ các chức danh vận hành dưới quyền, kể cả đội công tác khi vi phạm quy trình vận hành, quy trình an toàn hoặc Nội quy lao động. Sau đó phải báo cáo Quản đốc đơn vị quản lý cử người thay thế. Trong trường hợp chưa có người thay thế, Trưởng kíp phải nhanh chóng cử người khác hoặc tự mình đảm nhiệm chức danh đó. Nhân viên vận hành chỉ được phép rời vị trí công tác khi đã bàn giao đầy đủ tình hình với người thay thế.
2. Có quyền đình chỉ thao tác của các nhân viên vận hành thuộc quyền quản lý khi phát hiện thấy vi phạm quy trình vận hành, quy trình an toàn hoặc Nội quy lao động. Sau đó phải báo cáo Trưởng ca, Quản đốc đơn vị quản lý biết.
Điều 96: Có quyền yêu cầu những người không có nhiệm vụ ra khỏi vị trí thuộc quyền quản lý của mình.
Điều 97: Đề xuất lên Trưởng ca và lãnh đạo Phân xưởng đề nghị xét thưởng các chức danh vận hành của mình phụ trách hoặc kỷ luật đối với những hành vi vi phạm quy trình, Nội quy lao động.
Điều 98: Có quyền từ chối thực hiện mệnh lệnh của cấp trên nếu xét thấy mệnh lệnh đó nguy hiểm đến tính mạng con người và an toàn cho thiết bị đồng thời báo cáo người ra lệnh, Giám đốc, Phó Giám đốc và chịu hoàn toàn trách nhiệm về quyết định của mình.
Điều 99: Có quyền ghi ý kiến nhận xét của mình về công việc sản xuất vào sổ nhật ký vận hành của các chức danh vận hành.
Điều 100: Có quyền báo cáo bằng văn bản lên lãnh đạo Phân xưởng, Thanh tra an toàn hoặc lãnh đạo Công ty những sự việc và kiến nghị về tình trạng kỹ thuật của thiết bị hoặc về tổ chức của ca vận hành.
Điều 101:
1. Có quyền tham gia kiểm tra kiến thức, đào tạo nâng bậc các chức danh vận hành dưới quyền.
2. Có quyền huỷ bỏ các mệnh lệnh sai trái của các chức danh vận hành dưới quyền.
vi. quan hệ trong công tác của Trưởng kíp điện

Điều 102: Với lãnh đạo Công ty
1. Phải nghiêm túc thực hiện các mệnh lệnh điều hành sản xuất. Khi không nhất trí với những mệnh lệnh đã nhận được, Trưởng kíp điện phải kiến nghị với người ra lệnh và giải thích rõ lý do. Nếu người ra lệnh vẫn khẳng định mệnh lệnh của mình thì Trưởng kíp điện phải thực hiện, trừ trường hợp mệnh lệnh đó đe dọa tới sự an toàn của con người hoặc thiết bị.
2. Phải ghi rõ ràng mệnh lệnh của lãnh đạo vào sổ nhật ký vận hành: thời gian nhận lệnh, người ra lệnh và các chi tiết khác.
3. Khi liên lạc bằng điện thoại, Trưởng kíp điện trước hết phải khai báo họ tên, chức danh của mình và xác nhận họ tên, chức danh của người nhận sau đó mới báo cáo hoặc đề nghị.
Điều 103: Với Kỹ sư điều hành HTĐ quốc gia A0 và Kỹ sư điều hành HTĐ miền Bắc A1
1. Thực hiện theo Quy trình Điều độ Hệ thống điện quốc gia, Quy trình phân cấp và xử sự cố đường dây và trạm biến áp 110kV nhà máy điện Cao Ngạn, Quy trình vận hành nhà máy điện Cao Ngạn trong hệ thống điện Quốc gia.
2. Đối với thiết bị thuộc quyền điều khiển của Điều độ, Trưởng kíp điện có nhiệm vụ thực hiện những mệnh lệnh thao tác của Kỹ sư điều hành HTĐ thông qua Trưởng ca. Trong trường hợp Trưởng ca đi vắng thì nhận lệnh trực tiếp của Kỹ sư điều hành HTĐ nhưng phải báo cáo lại cho Trưởng ca biết.
Điều 104: Với Trưởng ca vận hành nhà máy
1. Phải chịu sự điều hành của Trưởng ca trong ca vận hành, tuân thủ mọi mệnh lệnh của Trưởng ca.
2. Trưởng kíp điện phải báo cáo kịp thời với Trưởng ca về các trường hợp sau:
ã Những sự cố, tai nạn lao động, tình trạng làm việc không bình thường của thiết bị.
ã Toàn bộ quá trình sửa chữa, xử lý sự cố và khối lượng công việc được thực hiện theo yêu cầu.
Điều 105: Với các chức danh vận hành dưới quyền
Trưởng kíp điện chỉ huy tất cả các nhân viên vận hành dưới quyền thực hiện không chậm trễ các mệnh lệnh sản xuất.
B - Trực chính điện

I. Những quy định chung
Điều 106: Phải là người đảm bảo sức khoẻ, tốt nghiệp chuyên ngành điện từ Trung cấp trở lên, có thời gian công tác tại nhà máy điện không ít hơn 01 năm và đã qua đào tạo kiểm tra sát hạch được Giám đốc quyết định công nhận.
Điều 107: Trực chính điện Công ty nhiệt điện Cao Ngạn là người trợ giúp Trưởng kíp điện chỉ huy các nhân viên vận hành thuộc Phân xưởng trong ca trực. Đảm bảo các thiết bị trong dây chuyền sản xuất an toàn, liên tục và kinh tế.
Điều 108:
1. Trong quan hệ hành chính, Trực chính điện chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Quản đốc Phân xưởng.
2. Trong quan hệ công tác vận hành, Trực chính điện thực hiện theo các mệnh lệnh của Trưởng kíp điện và Trưởng ca. Những mệnh lệnh của Quản đốc Phân xưởng chỉ được thực hiện sau khi có sự đồng ý của Trưởng ca vận hành.
Điều 109:
1. Trong trường hợp Trưởng kíp điện không có mặt tại phòng điều khiển trung tâm thì Trực chính điện thực hiện theo lệnh của Trưởng ca và sau đó báo cáo lại Trưởng kíp điện.
2. Trực chính điện điều hành các nhân viên dưới quyền trong ca sản xuất khi Trưởng kíp vắng mặt tại phòng điều khiển trung tâm.
3 Vị trí làm việc thường xuyên của Trực chính điện là phòng điều khiển trung tâm.
II. những kiến thức bắt buộc đối với Trực chính điện
Điều 110:
1. Trực chính điện phải nắm vững các quy trình, quy phạm chung của Nhà nước, của ngành được quy định tại phần II khoản C, D trừ các mục 4.2.12 đến 4.2.14, mục 4.3.2 tại trang 3, 4 của quy trình này.
2. Để đảm bảo vận hành được dây chuyền sản xuất của Công ty được an toàn, kinh tế và liên tục. Trực chính điện phải nắm vững tất cả các mệnh lệnh kỹ thuật của cấp trên đã được ghi trong sổ mệnh lệnh và thực hiện các mệnh lệnh đó một cách nghiêm túc.
3. Học tập và nâng cao trình độ chuyên môn.
Phải thường xuyên nâng cao trình độ hiểu biết của mình bằng cách học tập, nghiên cứu các văn bản luật, tài liệu quản lý sản xuất, quy trình, quy phạm, tài liệu kỹ thuật, những tiến bộ KHKT mới.
4. Phải có bậc an toàn từ bậc 3/5 trở lên và được định kỳ kiểm tra đạt yêu cầu.
III. nhiệm vụ của Trực chính điện
A. Những quy định khi nhận ca.
Thực hiện theo quy định chung về chế độ nhận ca.
B. Những quy định khi giao ca.
Thực hiện theo quy định chung về chế độ giao ca.
C. Những quy định trong thời gian trực ca.
Điều 111:
1. Trong thời gian trực ca, Trực chính điện là người chịu trách nhiệm về sự làm việc an toàn, liên tục và kinh tế của các thiết bị thuộc phạm vi quản lý.
2. Cấm Trực chính điện, Trưởng kíp điện vắng mặt cùng một lúc tại phòng điều khiển trung tâm.
3. Khi rời khỏi phòng điều khiển trung tâm, Trực chính điện phải báo cho Trưởng kíp điện biết chỗ mình sẽ đến và phương pháp liên lạc khi cần thiết.
Điều 112:
1. Trực chính điện phải nắm chắc tình trạng thiết bị và nhắc nhở, giám sát các chức danh vận hành thuộc cấp quản lý thực hiện đúng quy trình, quy phạm.
2. Trực chính điện phải kiểm tra thường xuyên sổ nhật ký vận hành và các phiếu ghi thông số của các chức danh vận hành trong ca mình. Có những nhận xét, góp ý cần thiết để đảm bảo ghi chép thống nhất, trung thực và chính xác tình hình trong ca.
Điều 113:
1. Những thao tác chuyển đổi phương thức phần điện phải được thực hiện nghiêm túc theo phiếu thao tác và quy định vận hành. Sau khi thao tác xong phải ghi vào sổ nhật ký vận hành nguyên nhân chuyển đổi, thời gian bắt đầu và kết thúc chuyển đổi.
2. Trực chính điện là người hỗ trợ Trưởng kíp điện chỉ huy xử lý sự cố phần điện xảy ra trong ca. Trong thời gian xảy ra sự cố trong nhà máy hoặc trên lưới điện, Trực chính điện phải có mặt tại phòng điều khiển trung tâm hoặc nơi xảy ra sự cố để xử lý (Trong trường hợp thấy cần thiết phải có mặt tại điểm xảy ra sự cố mà vẫn không ảnh hưởng đến điều hành toàn bộ hoạt động chung của dây chuyền sản xuất).
Điều 114:
1. Trực chính điện phải báo cáo không chậm trễ những sự cố xảy ra trong dây chuyền cho Trưởng kíp điện, Trưởng ca, Quản đốc Phân xưởng điện ngay sau khi thực hiện các biện pháp xử lý cấp bách.
2. Khi có những sự cố nghiêm trọng xảy ra dẫn đến hư hỏng thiết bị, ngừng các thiết bị lớn hoặc nguy hiểm đến tính mạng con người thì ngay sau khi giao ca, Trực chính điện phải cùng các chức danh vận hành liên quan đến sự cố tham gia họp kiểm điểm rút kinh nghiệm và làm rõ trách nhiệm.
Điều 115:
1. Trong thời gian trực ca, Trực chính điện phải trực tiếp kiểm tra tại chỗ các thiết bị ít nhất là một lần và ghi rõ những khiếm khuyết vào sổ nhật ký vận hành.
2. Trực chính điện có nhiệm vụ bồi huấn các chức danh vận hành trong ca dưới quyền của mình để nâng cao kiến thức và trình độ kỹ thuật.
3. Trực chính điện phải tham gia tiến hành học tập xử lý sự cố, cứu hoả trong kíp hoặc trong toàn ca.
Iv. trách nhiệm của Trực chính điện

Điều 116: Trực chính điện phải chịu trách nhiệm về mặt hành chính, pháp lý với các vấn đề sau:
1. Không hoàn thành nhiệm vụ hoặc thực hiện không đúng chức năng nhiệm vụ của mình. Không thực hiện đúng các mệnh lệnh của cấp trên.
2. Bản thân hoặc các chức danh dưới quyền mình vi phạm hoặc không thực hiện đúng các quy trình, quy phạm hiện hành.
3. Vi phạm Nội quy lao động của Công ty.
4. Không phát hiện và báo cáo kịp thời tình trạng bất bình thường của thiết bị thuộc phạm vi mình quản lý trong quá trình vận hành.
5. Chịu trách nhiệm toàn diện trong việc đảm bảo vận hành an toàn, liên tục và kinh tế đối với các thiết bị của hệ thống điện.
6. Không thực hiện đúng các mệnh lệnh của Trưởng ca, Trưởng kíp điện.
V. quyền hạn của Trực chính điện

Điều 117: Có quyền độc lập xử lý sự cố bằng mọi biện pháp nhằm khôi phục nhanh chóng chế độ làm việc bình thường của dây chuyền, phù hợp với quy trình vận hành và xử lý sự cố.
Điều 118: Có quyền kiến nghị trực tiếp các Quản đốc Phân xưởng, Trưởng ca, các tổ sản xuất thực hiện các công việc để đảm bảo cho dây chuyền vận hành an toàn liên tục.
Điều 119: Có quyền yêu cầu những người không có nhiệm vụ ra khỏi vị trí thuộc quyền quản lý của mình.
Điều 120: Có quyền được ưu tiên sử dụng mọi phương tiện có trong Nhà máy để khắc phục sự cố.
Điều 121: Có quyền từ chối thực hiện mệnh lệnh của cấp trên nếu xét thấy mệnh lệnh đó nguy hiểm đến tính mạng con người và an toàn cho thiết bị đồng thời báo cáo người ra lệnh, Giám đốc, Phó Giám đốc và chịu hoàn toàn trách nhiệm về quyết định của mình.
vi. quan hệ trong công tác của Trực chính điện

Điều 122: Với lãnh đạo Công ty
1. Phải nghiêm túc thực hiện các mệnh lệnh điều hành sản xuất. Khi không nhất trí với những mệnh lệnh đã nhận được, Trực chính điện phải kiến nghị với người ra lệnh và giải thích rõ lý do. Nếu người ra lệnh vẫn khẳng định mệnh lệnh của mình thì Trực chính điện phải thực hiện, trừ trường hợp mệnh lệnh đó đe dọa tới sự an toàn của con người hoặc thiết bị.
2. Phải ghi rõ ràng mệnh lệnh của lãnh đạo vào sổ nhật ký vận hành: thời gian nhận lệnh, người ra lệnh và các chi tiết khác.
3. Khi liên lạc bằng điện thoại, Trực chính điện trước hết phải khai báo họ tên, chức danh của mình và xác nhận họ tên, chức danh của người nhận sau đó mới báo cáo hoặc đề nghị.
Điều 123: Với Trưởng ca, Trưởng kíp điện
Phải chịu sự điều hành và tuân thủ mọi mệnh lệnh của Trưởng ca, Trưởng kíp điện trong ca vận hành.
Điều 124: Với chức danh vận hành dưới quyền
Trực chính điện chỉ huy tất cả các nhân viên vận hành dưới quyền thực hiện không chậm trễ các mệnh lệnh sản xuất.
c - Trực phụ điện

I. Những quy định chung

Điều 125: Phải là người đảm bảo sức khoẻ, tốt nghiệp chuyên ngành điện từ Trung cấp trở lên, có thời gian công tác tại nhà máy điện không ít hơn 01 năm và đã qua đào tạo kiểm tra sát hạch được Giám đốc quyết định công nhận.
Điều 126:
1. Trực phụ điện là nhân viên thực hiện công tác tuần kiểm, vận hành đảm bảo cho hệ thống điện được an toàn, hiệu quả.
2. Trong quan hệ hành chính, Trực chính điện chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Quản đốc Phân xưởng.
3. Trong quan hệ công tác vận hành, Trực phụ điện thực hiện theo các mệnh lệnh của Trưởng kíp điện và Trưởng ca. Những mệnh lệnh của Quản đốc Phân xưởng chỉ được thực hiện sau khi có sự đồng ý của Trưởng ca vận hành.
II. những kiến thức bắt buộc đối với Trực phụ điện

Điều 127:
1. Trực phụ điện phải nắm vững và làm theo các quy trình, quy phạm chung của Nhà nước, của ngành được quy định tại phần II khoản C, D trừ các mục 4.2.12 đến 4.2.14, tại trang 3, 4 mục 4.3.2 của quy trình này.
2. Phải nắm vững phương thức vận hành, các biện pháp an toàn và thực hiện một cách nghiêm túc đạt hiệu quả cao nhất.
3. Nắm vững tất cả các mệnh lệnh kỹ thuật của cấp trên đã được ghi trong sổ mệnh lệnh kỹ thuật của Trực phụ điện (Mệnh lệnh của Trưởng ca, Quản đốc, Phó quản đốc, Trưởng kíp) và thực hiện các mệnh lệnh đó một cách nghiêm túc.
4. Học tập và nâng cao trình độ chuyên môn.
Trực phụ điện phải thường xuyên nâng cao trình độ hiểu biết của mình bằng cách học tập, nghiên cứu các quy trình, quy phạm, tài liệu kỹ thuật, những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới. Từ đó đề xuất những giải pháp cải tiến kỹ thuật và quản lý sản xuất áp dụng cho dây chuyền vận hành.
5. Trực phu điện phải có bậc an toàn 3/5 và được định kỳ kiểm tra đạt yêu cầu.
iii. nhiệm vụ của Trực phụ điện

A. Những quy định khi nhận ca.
Thực hiện theo quy định chung về chế độ nhận ca.
B. Những quy định khi giao ca.
Thực hiện theo quy định chung về chế độ giao ca.
C. Những qui định trong thời gian trực ca.
Điều 128:
Trong thời gian trực ca, Trực phụ điện là người chịu trách nhiệm về sự làm việc an toàn, liên tục và kinh tế của các thiết bị thuộc dây chuyền sản xuất mà mình quản lý. Cụ thể là:
1. Các thông số vận hành các thiết bị.
2. Sự làm việc của các phần tử trong hệ thống điện trong nhà máy.
3. Khi thấy có khả năng ảnh hưởng đến sự làm việc không ổn định của dây chuyền phải kịp thời xử lý. Nếu không xử lý được phải báo cáo cho Trưởng ca, Trưởng kíp biết và tìm mọi biện pháp khắc phục.
Điều 129:
1. Cấm Trực phụ điện rời bỏ vị trí sản xuất khi chưa được phép của Trưởng ca, Trưởng kíp điện.
2. Khi đi kiểm tra thiết bị, Trực phụ điện cần phải báo cho Trưởng kíp điện biết chỗ mình sẽ đến và phương pháp liên lạc khi cần thiết.
3. Trực phụ điện phải nắm chắc tình trạng thiết bị và thực hiện đúng quy trình, quy phạm đã ban hành.
4. Trực phụ điện phải kiểm tra thường xuyên sổ nhật ký vận hành và các biểu mẫu ghi các thông số vận hành trong ca mình. Có những nhận xét, góp ý cần thiết để đảm bảo ghi chép thống nhất, trung thực và chính xác tình hình trong ca.
Điều 130:
1. Những thao tác chuyển đổi phương thức phần điện phải được thực hiện nghiêm túc theo phiếu thao tác và quy định vận hành. Sau khi thao tác xong phải ghi sổ nhật ký vận hành nguyên nhân chuyển đổi, thời gian bắt đầu và kết thúc chuyển đổi.
2. Trực phụ điện có nhiệm vụ trực tiếp thực hiện các phiếu thao tác, lệnh thao tác. Thực hiện các biện pháp an toàn theo phiếu công tác, ghi thời gian tiến hành, thời gian kết thúc công việc.
Điều 131:
1. Trực phụ điện là người trực tiếp tham gia xử lý các sự cố hệ thống điện theo lệnh của Trưởng ca hoặc Trưởng kíp điện.
2. Trực phụ điện phải báo cáo không chậm trễ những sự cố xảy ra trong dây chuyền cho Trưởng kíp điện, Trưởng ca ngay sau khi thực hiện các biện pháp xử lý. Việc loại trừ và xử lý sự cố ở tất cả các thiết bị đều phải được thực hiện theo đúng quy trình Vận hành và xử lý sự cố.
3. Khi có những sự cố nghiêm trọng xảy ra dẫn đến hư hỏng thiết bị, ngừng các thiết bị lớn hoặc nguy hiểm đến tính mạng con người thì ngay sau khi giao ca, Trực phụ điện phải cùng các chức danh vận hành liên quan đến sự cố tham gia họp kiểm điểm rút kinh nghiệm và làm rõ trách nhiệm.
4. Trong thời gian trực ca, Trực phụ điện phải trực tiếp kiểm tra các thiết bị ít nhất là hai giờ một lần hoặc theo sự điều động của Trưởng kíp, Trưởng ca và ghi rõ tình trạng của thiết bị vào sổ nhật ký vận hành.
5. Trực phụ điện phải tham gia tiến hành học tập xử lý sự cố, cứu hoả trong kíp hoặc trong toàn ca.
Iv. trách nhiệm của Trực phụ điện

Điều 132:
Trực phụ điện phải chịu trách nhiệm về mặt hành chính, pháp lý với các vấn đề sau:
1. Không hoàn thành nhiệm vụ hoặc thực hiện không đúng chức năng nhiệm vụ của mình. Không thực hiện đúng các mệnh lệnh của cấp trên.
2. Không phát hiện và báo cáo kịp thời tình trạng bất bình thường của thiết bị thuộc phạm vi mình quản lý trong quá trình tuần kiểm.
3. Bản thân vi phạm hoặc không thực hiện đúng các quy trình, quy phạm hiện hành.
4. Vi phạm Nội quy lao động của Công ty.
5. Chịu trách nhiệm trong việc đảm bảo vận hành an toàn, liên tục và kinh tế đối với các thiết bị trong phạm vi mình quản lý.
6. Không thực hiện đúng các mệnh lệnh của Trưởng ca, Trưởng kíp điện.
V. quyền hạn của Trực phụ điện

Điều 133: Có quyền độc lập xử lý sự cố bằng mọi biện pháp nhằm khôi phục nhanh chóng chế độ làm việc bình thường của dây chuyền, phù hợp với quy trình vận hành và xử lý sự cố.
Điều 134: Có quyền kiến nghị trực tiếp các Quản đốc Phân xưởng, Trưởng ca, các tổ sản xuất thực hiện các công việc để đảm bảo cho dây chuyền vận hành an toàn liên tục.
Điều 135: Có quyền yêu cầu những người không có nhiệm vụ ra khỏi vị trí thuộc quyền quản lý của mình.
Điều 136: Có quyền được ưu tiên sử dụng mọi phương tiện có trong Nhà máy để khắc phục sự cố.
Điều 137: Có quyền từ chối thực hiện mệnh lệnh của cấp trên nếu xét thấy mệnh lệnh đó nguy hiểm đến tính mạng con người và an toàn cho thiết bị đồng thời báo cáo người ra lệnh, Giám đốc, Phó Giám đốc và chịu hoàn toàn trách nhiệm về quyết định của mình.
vi. quan hệ trong công tác của Trực phụ điện

Điều 138: Với lãnh đạo Công ty
1. Phải nghiêm túc thực hiện các mệnh lệnh điều hành sản xuất. Khi không nhất trí với những mệnh lệnh đã nhận được, Trực phụ điện phải kiến nghị với người ra lệnh và giải thích rõ lý do. Nếu người ra lệnh vẫn khẳng định mệnh lệnh của mình thì Trực phụ điện phải thực hiện, trừ trường hợp mệnh lệnh đó đe dọa tới sự an toàn của con người hoặc thiết bị.
2. Phải ghi rõ ràng mệnh lệnh của lãnh đạo vào sổ nhật ký vận hành: thời gian nhận lệnh, người ra lệnh và các chi tiết khác.
3. Khi liên lạc bằng điện thoại, Trực phụ điện trước hết phải khai báo họ tên, chức danh của mình và xác nhận họ tên, chức danh của người nhận sau đó mới báo cáo hoặc đề nghị.
Điều 139: Với Trưởng ca, Trưởng kíp điện, Trực chính điện
Trực phụ điện phải chịu sự điều hành và tuân thủ mọi mệnh lệnh của Trưởng ca, Trưởng kíp điện và Trực chính điện trong ca vận hành.
e - Trực tự động hóa

I. Những quy định chung.
Điều 140: Trực tự động hoá là người trực tiếp sửa chữa, bảo trì hệ thống C&I; chỉ huy các nhân viên tuần kiểm sửa chữa tự động , nhân viên trực sửa chữa, bảo trì hệ thống C&I, đảm bảo các thiết bị C&I trong dây chuyền sản xuất vận hành ổn định, an toàn.
Điều 141: Người làm nhiệm vụ Trực tự động hoá phải tốt nghiệp cao đẳng điện – tự động hoá trở lên và đã có thời gian công tác tại Công ty không ít hơn 1 năm.
Điều 142:
1. Trong quan hệ hành chính, Trực tự động hoá chịu sự lãnh đạo của Quản đốc Phân xưởng.
2. Trong thời gian trực ca, Trực tự động hoá chịu sự lãnh đạo của Trưởng ca, Trưởng kíp điện. Những mệnh lệnh của Quản đốc Phân xưởng Vận hành điện – Tự động hoá chỉ được thực hiện sau khi có sự đồng ý của Trưởng ca.
3. Vị trí làm việc thường xuyên của Trực tự động hoá là phòng điều khiển trung tâm.
II. những kiến thức bắt buộc đối với Trực tự động hoá

Điều 143:
1. Trực tự động hoá phải nắm vững các quy trình, quy phạm chung của Nhà nước, của ngành được quy định tại phần II khoản C, D trừ các đầu mục 4.2.10 và 4.3.4 tại trang 3, 4 của quy trình này.
2. Phải nắm vững phương thức bảo trì, sửa chữa, thí nghiệm thiết bị đo lường - điều khiển, bảo vệ, các biện pháp an toàn và thực hiện một cách nghiêm túc.
3. Để đảm bảo vận hành được dây chuyền sản xuất của Công ty được an toàn, kinh tế và liên tục. Trực Tự động hoá phải nắm vững tất cả các mệnh lệnh kỹ thuật của cấp trên đã được ghi trong sổ mệnh lệnh và thực hiện các mệnh lệnh đó một cách nghiêm túc.
4. Học tập và nâng cao trình độ chuyên môn.
Trực tự động hoá phải thường xuyên nâng cao trình độ hiểu biết của mình bằng cách học tập, nghiên cứu các tài liệu quản lý sản xuất, quy trình, quy phạm, tài liệu kỹ thuật về thiết bị đo lường - điều khiển, những tiến bộ KHKT mới.
5. Trực tự động hoá phải có bậc an toàn 3/5 và được định kỳ kiểm tra đạt yêu cầu.
III. nhiệm vụ của Trực tự động hoá

A. Những quy định khi nhận ca.
Thực hiện theo quy định chung về chế độ nhận ca
B. Những quy định khi giao ca.
Thực hiện theo quy định chung về chế độ giao ca
C. Những qui định trong thời gian trực ca.
Điều 144:
1. Trong thời gian trực ca, Trực tự động hoá là người chịu trách nhiệm về sự làm việc an toàn, liên tục và kinh tế của các thiết bị thuộc phạm vi quản lý.
2. Khi rời khỏi phòng điều khiển trung tâm, Trực tự động hoá phải báo cho Trưởng kíp điện biết chỗ mình sẽ đến và phương pháp liên lạc khi cần thiết.
3. Trực tự động hoá phải nắm chắc tình trạng thiết bị và thực hiện sửa chữa, bảo trì đúng quy trình, quy phạm.
Điều 145:
1. Trực tự động hoá là người hỗ trợ Trưởng kíp điện chỉ huy xử lý sự cố phần điều khiển - đo lường - bảo vệ xảy ra trong ca. Trong thời gian xảy ra sự cố trong nhà máy, Trực tự động hoá phải có mặt tại phòng điều khiển trung tâm hoặc nơi xảy ra sự cố để xử lý.
2. Trực tự động hoá phải báo cáo không chậm trễ những sự cố xảy ra trong dây chuyền cho Trưởng kíp điện, Trưởng ca, Quản đốc Phân xưởng điện ngay sau khi thực hiện các biện pháp xử lý.
3. Khi có những sự cố nghiêm trọng xảy ra dẫn đến hư hỏng thiết bị, ngừng các thiết bị lớn hoặc nguy hiểm đến tính mạng con người thì ngay sau khi giao ca, Trực tự động hoá phải cùng các chức danh vận hành liên quan đến sự cố tham gia họp kiểm điểm rút kinh nghiệm và làm rõ trách nhiệm.
4. Trực tự động hoá phải tham gia tiến hành học tập xử lý sự cố, cứu hoả trong kíp hoặc trong toàn ca.
Iv. trách nhiệm của Trực tự động hoá

Điều 146: Trực tự động hoá phải chịu trách nhiệm về mặt hành chính, pháp lý với các vấn đề sau:
1. Không hoàn thành nhiệm vụ hoặc thực hiện không đúng chức năng nhiệm vụ của mình. Không thực hiện đúng các mệnh lệnh của cấp trên.
2. Bản thân hoặc các chức danh dưới quyền mình vi phạm hoặc không thực hiện đúng các quy trình, quy phạm hiện hành.
3. Vi phạm Nội quy lao động của Công ty.
4. Chịu trách nhiệm trong việc đảm bảo vận hành an toàn, liên tục và kinh tế đối với các thiết bị của hệ thống đo lường - điều khiển - bảo vệ.
5. Không thực hiện đúng các mệnh lệnh của Trưởng ca, Trưởng kíp điện.
V. quyền hạn của Trực tự động hoá

Điều 147: Có quyền độc lập xử lý sự cố bằng mọi biện pháp nhằm khôi phục nhanh chóng chế độ làm việc bình thường của dây chuyền, phù hợp với quy trình vận hành và xử lý sự cố.
Điều 148: Có quyền kiến nghị trực tiếp các Quản đốc Phân xưởng, Trưởng ca, các tổ sản xuất thực hiện các công việc để đảm bảo cho dây chuyền vận hành an toàn liên tục.
Điều 149: Có quyền yêu cầu những người không có nhiệm vụ ra khỏi vị trí thuộc quyền quản lý của mình.
Điều 150: Có quyền được ưu tiên sử dụng mọi phương tiện có trong Nhà máy để khắc phục sự cố.
Điều 151: Có quyền từ chối thực hiện mệnh lệnh của cấp trên nếu xét thấy mệnh lệnh đó nguy hiểm đến tính mạng con người và an toàn cho thiết bị đồng thời báo cáo người ra lệnh, Giám đốc, Phó Giám đốc và chịu hoàn toàn trách nhiệm về quyết định của mình.
vi. quan hệ công tác của Trực tự động hoá
với cấp trên, cấp dưới và các bên có liên quan.

Điều 152: Với lãnh đạo Công ty
1. Phải nghiêm túc thực hiện các mệnh lệnh điều hành sản xuất. Khi không nhất trí với những mệnh lệnh đã nhận được, Trực tự động hoá phải kiến nghị với người ra lệnh và giải thích rõ lý do. Nếu người ra lệnh vẫn khẳng định mệnh lệnh của mình thì Trực tự động hoá phải thực hiện, trừ trường hợp mệnh lệnh đó đe dọa tới sự an toàn của con người hoặc thiết bị.
2. Khi liên lạc bằng điện thoại, Trực chính điện trước hết phải khai báo họ tên, chức danh của mình và xác nhận họ tên, chức danh của người nhận sau đó mới báo cáo hoặc đề nghị. Phải ghi rõ ràng mệnh lệnh của lãnh đạo vào sổ nhật ký vận hành: thời gian nhận lệnh, người ra lệnh và các chi tiết khác.
Điều 153: Với Trưởng ca, Trưởng kíp điện
Phải chịu sự điều hành và tuân thủ mọi mệnh lệnh của Trưởng ca, Trưởng kíp điện trong ca vận hành.
Điều 154: Với chức danh vận hành dưới quyền
Trực tự động hoá chỉ huy nhân viên tuần kiểm sửa chữa tự động thực hiện không chậm trễ các mệnh lệnh sản xuất.
f - tuần kiểm sửa chữa tự động

I. Những quy định chung.
Điều 155:
1. Nhân viên tuần kiểm sửa chữa tự động Phải là người đảm bảo sức khoẻ, tốt nghiệp từ các trường công nhân trở lên. Đã được đào tạo kiểm tra sát hạch và có quyết định công nhận chức danh của Giám đốc.
2. Là người trực tiếp kiểm tra, sửa chữa, bảo trì hệ thống theo phân cấp, đảm bảo dây chuyền sản xuất vận hành ổn định, an toàn.
3. Trong quan hệ hành chính, Tuần kiểm sửa chữa tự động chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Quản đốc Phân xưởng Vận hành điện - tự động hoá.
4. Trong quan hệ công tác, Tuần kiểm sửa chữa tự động thực hiện theo các mệnh lệnh của Trực tự động hoá, Trưởng kíp điện hoặc Trưởng ca. Những mệnh lệnh của Quản đốc Phân xưởng chỉ được thực hiện sau khi có sự đồng ý của Trưởng ca vận hành.
II. những kiến thức bắt buộc
đối với Trực tuần kiểm sửa chữa tự động

Điều 156:
1. Trực tuần kiểm sửa chữa tự động phải nắm vững các quy trình, quy phạm chung của Nhà nước, của ngành được quy định tại phần II khoản C, D trừ các đầu mục 4.2.10 và 4.3.4 tại trang 3, 4 của quy trình này.
2. Phải nắm vững phương thức bảo trì, sửa chữa, thí nghiệm thiết bị đo lường - điều khiển, bảo vệ, các biện pháp an toàn và thực hiện một cách nghiêm túc.
3. Để đảm bảo sửa chữa được hệ thống C&I của dây chuyền sản xuất của Công ty được an toàn, đáp ứng yêu cầu sản xuất, Trực tuần kiểm sửa chữa tự động phải nắm vững tất cả các mệnh lệnh kỹ thuật của cấp trên đã được ghi trong sổ mệnh lệnh và thực hiện các mệnh lệnh đó một cách nghiêm túc.
4. Học tập và nâng cao trình độ chuyên môn.
Trực tuần kiểm sửa chữa tự động phải thường xuyên nâng cao trình độ hiểu biết của mình bằng cách học tập, nghiên cứu các tài liệu quản lý sản xuất, quy trình, quy phạm, tài liệu kỹ thuật về thiết bị đo lường - điều khiển, những tiến bộ KHKT mới.
5. Trực tuần kiểm sửa chữa tự động phải có bậc an toàn 3/5 và được định kỳ kiểm tra đạt yêu cầu.
III. nhiệm vụ của Trực tuần kiểm sửa chữa tự động

A. Những quy định khi nhận ca.
Thực hiện theo quy định chung về chế độ nhận ca
B. Những quy định khi giao ca.
Thực hiện theo quy định chung về chế độ giao ca
C. Những qui định trong thời gian trực ca.
Điều 157:
1. Trong thời gian trực ca, Tuần kiểm sửa chữa tự động là người chịu trách nhiệm về sự làm việc an toàn, liên tục và kinh tế của các thiết bị thuộc phạm vi quản lý.
2. Khi rời khỏi vị trí trực thường xuyên, phải báo cho Trực tự động hoá hoặc Trưởng kíp điện biết chỗ mình sẽ đến và phương pháp liên lạc khi cần thiết.
3. Phải nắm chắc tình trạng thiết bị và thực hiện đúng quy trình, quy phạm đã ban hành.
4. Kiểm tra thường xuyên sổ giao nhận ca, đảm bảo ghi chép thống nhất, trung thực và chính xác tình hình trong ca.
Điều 158:
1. Trực tiếp tham gia và hỗ trợ Trực tự động hoá xử lý sự cố phần điều khiển - đo lường - bảo vệ xảy ra trong ca.
2. Khi có những sự cố nghiêm trọng xảy ra dẫn đến hư hỏng thiết bị, ngừng các thiết bị lớn hoặc nguy hiểm đến tính mạng con người thì ngay sau khi giao ca, Tuần kiểm sửa chữa tự động phải cùng các chức danh vận hành liên quan đến sự cố tham gia họp kiểm điểm rút kinh nghiệm và làm rõ trách nhiệm.
3. Phải tham gia tiến hành học tập xử lý sự cố, cứu hoả trong kíp hoặc trong toàn ca.
Iv. trách nhiệm của Trực tuần kiểm sửa chữa tự động

Điều 159: Tuần kiểm sữa chữa tự động phải chịu trách nhiệm về mặt hành chính, pháp lý với các vấn đề sau:
1. Không hoàn thành nhiệm vụ hoặc thực hiện không đúng chức năng nhiệm vụ của mình. Không thực hiện đúng các mệnh lệnh của cấp trên.
2. Không phát hiện và báo cáo kịp thời tình trạng bất bình thường của thiết bị thuộc phạm vi mình quản lý trong quá trình tuần kiểm.
3. Bản thân vi phạm hoặc không thực hiện đúng các quy trình, quy phạm hiện hành.
4. Vi phạm Nội quy lao động của Công ty.
5. Chịu trách nhiệm trong việc đảm bảo vận hành an toàn, liên tục và kinh tế đối với các thiết bị trong phạm vi mình quản lý.
6. Không thực hiện đúng các mệnh lệnh của Trưởng ca, Trưởng kíp điện, Trực tự động hoá.
V. quyền hạn của Trực tuần kiểm sửa chữa tự động

Điều 160: Có quyền độc lập xử lý sự cố bằng mọi biện pháp nhằm khôi phục nhanh chóng chế độ làm việc bình thường của dây chuyền, phù hợp với quy trình vận hành và xử lý sự cố.
Điều 161: Có quyền kiến nghị trực tiếp các Quản đốc Phân xưởng, Trưởng ca, các tổ sản xuất thực hiện các công việc để đảm bảo cho dây chuyền vận hành an toàn liên tục.
Điều 162: Có quyền yêu cầu những người không có nhiệm vụ ra khỏi vị trí thuộc quyền quản lý của mình.
Điều 163: Có quyền được ưu tiên sử dụng mọi phương tiện có trong Nhà máy để khắc phục sự cố.
Điều 164: Có quyền từ chối thực hiện mệnh lệnh của cấp trên nếu xét thấy mệnh lệnh đó nguy hiểm đến tính mạng con người và an toàn cho thiết bị đồng thời báo cáo người ra lệnh, Giám đốc, Phó Giám đốc và chịu hoàn toàn trách nhiệm về quyết định của mình.
vi. quan hệ trong công tác
của Trực tuần kiểm sửa chữa tự động

Điều 165: Với lãnh đạo Công ty
1. Phải nghiêm túc thực hiện các mệnh lệnh điều hành sản xuất. Khi không nhất trí với những mệnh lệnh đã nhận được, Tuần kiểm sửa chữa tự động phải kiến nghị với người ra lệnh và giải thích rõ lý do. Nếu người ra lệnh vẫn khẳng định mệnh lệnh của mình thì Tuần kiểm sửa chữa tự động phải thực hiện, trừ trường hợp mệnh lệnh đó đe dọa tới sự an toàn của con người hoặc thiết bị.
2. Phải ghi rõ ràng mệnh lệnh của lãnh đạo vào sổ nhật ký vận hành: thời gian nhận lệnh, người ra lệnh và các chi tiết khác.
3. Khi liên lạc bằng điện thoại, Tuần kiểm sửa chữa tự động trước hết phải khai báo họ tên, chức danh của mình và xác nhận họ tên, chức danh của người nhận sau đó mới báo cáo hoặc đề nghị.
Điều 166: Với Trưởng ca, Trưởng kíp điện
Tuần kiểm sửa chữa tự động phải chịu sự điều hành và tuân thủ mọi mệnh lệnh của Trưởng ca, Trưởng kíp điện trong ca vận hành.

————————————————————————————————————————————-—
Quy trình chức danh nhiệm vụ – Phân xưởng Điện – Tự động hoá Trang 15 / 32



Được sửa bởi o7o7 ngày 2/10/2011, 3:29 am; sửa lần 2.

o7o7


o7o7
o7o7

o7o7 đã viết: Laughing
Chỉ những người có đặc quyền mới thấy Link

KTV tự động

I. Những quy định chung

Điều 42:
1. KTV tự động là nhân viên kỹ thuật chịu trách nhiệm về quản lý kỹ thuật, sửa chữa, bảo dưỡng, hiệu chỉnh thiết bị C&I.
2. Phải là những người có năng lực quản lý sử dụng thiết bị C&I, hệ thống điện trong phạm vi được giao.
3. Giám sát, hướng dẫn nhân viên bảo dưỡng sửa chữa hư hỏng trong phạm vi phân cấp, theo dõi tình hình làm việc của các thiết bị thuộc hệ thống C&I.
4. Được giao nhiệm vụ, thuyên chuyển hoặc bị đình chỉ công tác theo quyết định của Giám đốc Công ty.
II. Những kiến thức bắt buộc đối với KTV tự động.

Điều 43:
1. KTV tự động phải nắm vững các quy trình, quy phạm chung của Nhà nước, của ngành được quy định tại phần II mục C, D trừ các đầu mục 4.2.10 và 4.3.4 tại trang 3, 4 của quy trình này.
2. Phải nắm vững phương thức bảo trì, sửa chữa, thí nghiệm thiết bị đo lường - điều khiển, bảo vệ, các biện pháp an toàn. Triển khai tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc đạt hiệu quả cao nhất.
3. Học tập và nâng cao trình độ chuyên môn.
KTV tự động phải thường xuyên nâng cao trình độ hiểu biết của mình bằng cách học tập, nghiên cứu các tài liệu quản lý sản xuất, quy trình, quy phạm, tài liệu kỹ thuật về thiết bị đo lường - điều khiển, những tiến bộ KHKT mới.
4. KTV tự động phải có bậc an toàn 5/5 và được định kỳ kiểm tra đạt yêu cầu.
III. Nhiệm vụ của KTV tự động.

Điều 44: Chấp hành nghiêm chỉnh và giám sát kiểm tra hướng dẫn nhân viên thực hiện quy trình, quy phạm thuộc phạm vi mình phụ trách. Đảm bảo việc bảo trì, sửa chữa, thí nghiệm thiết bị đo lường - điều khiển, bảo vệ. Nâng cao hiệu suất, tuổi thọ của thiết bị.
Điều 45:
1. Tổng hợp các số liệu và lưu trữ bảo quản tài liệu, hồ sơ lý lịch thiết bị thuộc phạm vi mình quản lý.
2. Nghiên cứu sửa đổi cải tiến hợp lý hoá quy trình, đưa ra giải pháp tối ưu về sửa chữa, hiệu chỉnh, vận hành thiết bị đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Tham gia công tác sáng kiến cải tiến kỹ thuật ở Phân xưởng.
3. Tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng bậc, sát hạch cho công nhân theo phân cấp.
4. Tham gia công tác an toàn trong Phân xưởng, hướng dẫn, giám sát, kiểm tra an toàn.
IV. Trách nhiệm của KTV tự động.
Điều 46: KTV tự động phải chịu trách nhiệm về mặt hành chính, pháp lý với các vấn đề sau:
1. Không hoàn thành nhiệm vụ hoặc thực hiện không đúng chức năng nhiệm vụ của mình.
2. Không thực hiện đúng các chỉ thị, mệnh lệnh của Lãnh đạo Công ty, Lãnh đạo đơn vị.
3. Vi phạm quy trình, quy phạm, nội quy, quy định hiện hành.
V. Quyền hạn của KTV tự động.
Điều 47:
1. Có quyền yêu cầu trực tiếp các nhân viên thực hiện các công việc để đảm bảo cho thiết bị điện, hệ thống điện vận hành an toàn và liên tục.
2. Tham mưu với Quản đốc để đề nghị khen thưởng các nhân viên của P.X có thành tích tốt trong công tác hoặc kỷ luật các nhân viên vi phạm các quy trình quy phạm, vi phạm kỷ luật lao động…
3. Có quyền từ chối thực hiện mệnh lệnh của cấp trên nếu xét thấy nguy hiểm đến tính mạng con người và an toàn cho thiết bị đồng thời báo cáo người ra lệnh và chịu hoàn toàn trách nhiệm về quyết định của mình.
4. Khi phát hiện có nguy cơ mất an toàn cho người và thiết bị, KTV tự động có quyền kiến nghị với Quản đốc, Lãnh đạo Công ty để có biện pháp xử lý.
5. Có quyền tham gia nghiệm thu kỹ thuật đối với thiết bị trong phạm vi mình quản lý.
VI. Quan hệ trong công tác của KTV tự động

Điều 48: Với lãnh đạo Công ty
1. Phải nghiêm túc thực hiện các lệnh điều hành sản xuất.
2. Phải báo cáo với Lãnh đạo phân xưởng về kế hoạch và tình hình thực hiện các nhiệm vụ theo phân cấp.
Điều 49: Đối với các phòng ban, phân xưởng và Trưởng ca
KTV điện phải phối hợp chặt chẽ với các phân xưởng, phòng ban và Trưởng ca trong công tác điều hành sản xuất và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Điều 50: Đối với các chức danh vận hành dưới quyền
1. Yêu cầu tất cả các nhân viên dưới quyền thực hiện không chậm trễ các mệnh lệnh công tác.
2. Yêu cầu tất cả các nhân viên dưới quyền báo cáo cụ thể về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao. Tham mưu với Lãnh đạo đơn vị giải quyết kịp thời các kiến nghị về tình hình làm việc của thiết bị thuộc Phân xưởng quản lý và các điều kiện làm việc để đảm bảo cho việc vận hành an toàn và ổn định.
e – tổ trưởng sửa chữa tự động

I. Những quy định chung

Điều 51:
1. Tổ trưởng sửa chữa tự động là người tổ chức và trực tiếp sửa chữa, bảo trì hệ thống C&I; chỉ huy các nhân viên trong tổ sửa chữa, bảo trì hệ thống C&I, đảm bảo vận hành ổn định, an toàn.
2. Phải là người có năng lực sửa chữa, quản lý và sử dụng máy móc, phải có trình độ hiểu biết về thiết bị C&I và các thiết bị khác trong phạm vi quản lý.
3. Tổ trưởng chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Quản đốc P.X.
4. Giám sát, hướng dẫn các nhân viên trong tổ sửa chữa, bảo trì thiết bị C&I đúng quy trình trong phạm vi phân cấp; theo dõi tình hình làm việc của thiết bị C&I.
II. Những kiến thức bắt buộc

đối với tổ trưởng sửa chữa tự động

Điều 52:
1. Tổ trưởng sửa chữa tự động phải nắm vững các quy trình, quy phạm chung của Nhà nước, của ngành được quy định tại phần II mục III, IV trừ các đầu mục 4.2.10 và 4.3.4 của quy trình này.
2. Phải nắm vững phương thức bảo trì, sửa chữa, thí nghiệm thiết bị đo lường - điều khiển, bảo vệ, các biện pháp an toàn. Triển khai tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc đạt hiệu quả cao nhất.
3. Học tập và nâng cao trình độ chuyên môn.
KTV tự động phải thường xuyên nâng cao trình độ hiểu biết của mình bằng cách học tập, nghiên cứu các tài liệu quản lý sản xuất, quy trình, quy phạm, tài liệu kỹ thuật về thiết bị đo lường - điều khiển, những tiến bộ KHKT mới.
4. KTV tự động phải có bậc an toàn 4/5 và được định kỳ kiểm tra đạt yêu cầu.
III. Nhiệm vụ của tổ trưởng sửa chữa tự động

Điều 53:
1. Đảm bảo việc bảo trì, sửa chữa, thí nghiệm thiết bị đo lường - điều khiển, bảo vệ được thực hiện quy trình, quy phạm. Nâng cao hiệu suất, độ tin cậy và tuổi thọ của thiết bị.
2. Tham gia trong công tác cải tiến hợp lý hoá quy trình, đưa ra giải pháp tối ưu về công tác bảo trì, sửa chữa, thí nghiệm thiết bị đo lường - điều khiển, bảo vệ. Tham gia công tác sáng kiến cải tiến kỹ thuật ở Phân xưởng.
3. Tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng cho công nhân theo phân cấp.
IV. Trách nhiệm của tổ trưởng sửa chữa tự động
Điều 54: Tổ trưởng sửa chữa tự động phải chịu trách nhiệm về mặt hành chính, pháp lý với các vấn đề sau:
1. Không hoàn thành nhiệm vụ hoặc thực hiện không đúng chức năng nhiệm vụ của mình.
2. Không thực hiện đúng các chỉ thị, mệnh lệnh của Lãnh đạo Công ty, Lãnh đạo đơn vị.
3. Vi phạm quy trình, quy phạm, nội quy, quy định hiện hành.
V. Quyền hạn của Tổ trưởng sửa chữa tự động
Điều 55: Tổ trưởng sửa chữa tự động có quyền:
1. Chỉ huy các nhân viên trong tổ thực hiện các công việc chuyên môn để đảm bảo cho thiết bị, hệ thống vận hành an toàn và liên tục.
2. Tham mưu với Quản đốc để đề nghị khen thưởng các nhân viên của tổ có thành tích tốt trong công tác hoặc kỷ luật các nhân viên vi phạm các quy trình quy phạm, vi phạm kỷ luật lao động…
3. Có quyền từ chối thực hiện mệnh lệnh của cấp trên nếu xét thấy nguy hiểm đến tính mạng con người và an toàn cho thiết bị đồng thời báo cáo người ra lệnh và chịu hoàn toàn trách nhiệm về quyết định của mình.
4. Khi phát hiện có nguy cơ mất an toàn cho người và thiết bị, có quyền kiến nghị với Quản đốc, Lãnh đạo Công ty để có biện pháp xử lý.
VI. Quan hệ trong công tác

của Tổ trưởng sửa chữa tự động

Điều 56: Với lãnh đạo Công ty
1. Phải nghiêm túc thực hiện các lệnh điều hành sản xuất.
2. Phải báo cáo với Lãnh đạo phân xưởng về kế hoạch và tình hình thực hiện các nhiệm vụ theo phân cấp.
Điều 57: Đối với các phòng ban, phân xưởng và Trưởng ca
KTV điện phải phối hợp chặt chẽ với các phân xưởng, phòng ban và Trưởng ca trong công tác điều hành sản xuất và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Điều 58: Đối với các chức danh vận hành dưới quyền
1. Yêu cầu tất cả các nhân viên dưới quyền thực hiện không chậm trễ các mệnh lệnh công tác.
2. Yêu cầu tất cả các nhân viên dưới quyền báo cáo cụ thể về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao. Tham mưu với Lãnh đạo đơn vị giải quyết kịp thời các kiến nghị về tình hình làm việc của thiết bị thuộc Phân xưởng quản lý và các điều kiện làm việc để đảm bảo cho việc vận hành an toàn và ổn định.
Điều 59: Đối với nhân viên trong tổ
Quản lý, tổ chức, điều hành các nhân viên trong tổ thực hiện công việc theo đúng chức danh đào tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị trong quá trình làm việc.
F - Nhân viên kinh tế

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết